Hơn 20 năm làm nghề, Ths.KTS. Đinh Văn Phúc đã có nhiều công trình đạt giải thưởng kiến trúc như: Khu liên hợp Bảo tàng, thư viện và công viên tỉnh Đắk Nông (giải Nhất 2019), Văn phòng làm việc các sở ngành tỉnh Tiền Giang (giải Nhì 2008, không có giải Nhất); Trụ sở làm việc Công ty Sổ Xố Kiến Thiết Vĩnh Long (giải Nhất 2009); Cổng chào khu công nghiệp Long Hậu (giải Nhất 2014). Công viên đảo nổi Hồ trung tâm TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (giải Nhì 2019); Trụ sở Công an tỉnh Đắk Lắk (giải Ba 2007)... Và đặc biệt, anh đã thiết kế cho quê hương Hội An công trình Công viên Hội An vào năm 2017 và đã thi công hoàn thành ngày  30/4/2021. 

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh về những thành quả đã đạt được, cũng như những quan điểm cuộc sống đời thường của anh.

1-1662970599.png

Ths. KTS. Đinh Văn Phúc

Vì sao anh lại thích văn hóa và kiến trúc nước Nhật?

Tôi sinh ra và lớn lên tại Đô thị cổ Hội An, một nơi mà kiến trúc và văn hóa địa phương có nhiều nét tương đồng với nước Nhật. Từ năm 1592, thuyền buôn Nhật đến thương cảng Hội An để giao lưu buôn bán tạo nên mối giao thương gắn kết với Việt Nam từ đây. Tôi rất thích con người và văn hóa Nhật Bản là bởi tinh thần làm việc nhóm của người Nhật rất giỏi, sẵn sàng làm việc cùng nhau vì lợi ích chung. Đó là tinh thần Nhật Bản, tinh thần vì cộng đồng. Đó là lý do tôi chọn đề tài "Sự giao thoa văn hoá Việt - Nhật trong kiến trúc Đô thị cổ Hội An" cho bài luận văn Tốt nghiệp Thạc sỹ kiến trúc sư của mình.

Việt Nam chúng ta nên học hỏi nhiều điều từ nước Nhật nhưng phải vẫn giữ được bản sắc văn hoá Việt Nam trong kiến trúc nói riêng cũng như các lĩnh vực khác nói chung.

Có thể quan sát thấy ở Hội An, kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất Chùa Cầu mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa Phù Tang: mái ngói mềm mại, uyển chuyển với độ dốc thấp, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung... Phía Tây Chùa Cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía Đông đặt 2 tượng chó đá, đó là hai linh vật "độc tôn" chỉ có ở phố cổ Hội An. "Thần Khỉ" và "Thần Chó" cũng chính là những con vật được người Nhật quý trọng.

2-1662970599.png
Ảnh: minh họa

 

Quan điểm của anh về thiết kế kiến trúc là gì?

Thiết kế phải có ý tưởng ban đầu, ý tưởng đó gắn liền với yêu cầu của chủ đầu tư cũng như văn hoá địa phương - văn hóa vùng miền, từ đó phát triển thành các không gian cho phù hợp cả dự án.

Ví dụ, thiết kế Khu liên hợp Bảo tàng, Thư viện và Công viên tỉnh Đắk Nông, quy hoạch tổng thể và hình khối của các công trình được lấy ý tưởng từ hình ảnh đặc trưng: cồng chiêng và đàn đá Tây Nguyên.

3-1662970599.png
Ảnh: minh họa

Dự án có hai khối công trình chính hình vành khăn được lấy từ hình ảnh cồng chiêng Tây Nguyên và khoảng thông tầng ở giữa tượng trưng cho thanh âm vang vọng núi rừng. Khối phụ ôm lấy khối chính có hình dạng cách điệu như cây đàn đá nổi tiếng Việt Nam, với phần mái nhấp nhô như nhịp điệu của tiếng đàn.

Ý tưởng thiết kế cho quê hương Hội An của tôi:

4-1662970599.png
Ảnh: minh họa

Và đây là ý tưởng thiết kế Công ty xổ số kiến thiết Vĩnh Long.

5-1662970600.png
Ảnh: minh họa

Còn ý tưởng về cổng chào khu công nghiệp Long Hậu (đạt giải Nhất) là sự kết hợp giữa biểu tượng logo và 2 chữ L - H (Long Hậu). 

Đồng thời, hình ảnh cổng chào cũng gắn liền với nhiều biểu tượng khác. Ví dụ, hình tượng bàn tay đan xen vào nhau, cùng nâng đỡ che chắn thể hiện sự cộng tác thống nhất, đoàn kết giữa các doanh nghiệp kết hợp hình tượng cánh chim tung bay, mở rộng thể hiện sự mời gọi, phát triển trong đầu tư hợp tác. Ngọn đuốc đặt ở vị trí cao nhất thể hiện mục tiêu chung là tỏa sáng trên con đường của sự thành công.

6-1662970600.png
Ảnh: minh họa

Đối với công trình nhà ở (nhà phố hay biệt thự) theo tôi phải chú trọng đến công năng của từng không gian sao cho phù hợp với yêu cầu của chủ nhà, rộng hơn là văn hóa của mỗi gia đình và mội vùng miền khác nhau. Các bạn kiến trúc sư mới ra trường thường hay chỉ chú ý đến hình thức vẻ đẹp bên ngoài nhưng lại chú ý đến công năng sử dụng bên trong.   

7-1662970600.png
Hai công trình biệt thự Q2 theo hai phong cách khác nhau do công ty PTV của Ths.Kts. Đinh Văn Phúc thiết kế và thi công.

Quan niệm về cuộc sống của anh như thế nào?

Uy tín là quan trọng nhất trong xã hội 4.0 vì có thể mọi người giỏi như nhau nhưng hơn nhau và vượt qua đối thủ nhiều khi chỉ là ở chữ Tín. Chính vì vậy mà tôi luôn tâm niệm: "Vạn chữ tín, một niềm tin". Chữ Tín bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như hẹn gặp nhau với đối tác, người lớn tuổi, bạn bè hay những bạn sinh viên… đều phải đúng giờ, thậm chí đến trước 5 hay 10 phút...

8-1662970600.png
9-1662970600.png
Các tác phẩm đạt giải của Ths. KTS Đinh Văn Phúc

 

Ai là người ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của anh?

Ba mẹ tôi là người ảnh hưởng đến sự không ngừng cố gắng học hỏi và phấn đấu để thoát khỏi sự khổ cực từ nơi tôi chào đời. Hội An là quê hương tôi nhưng Sài Gòn mới chính là nơi tôi trưởng thành và đạt nhiều kết quả ban đầu như ngày hôm nay. Tôi có tình yêu rất đặc biệt dành cho Sài Gòn.

Anh có nhắn nhủ gì đến các bạn kiến trúc sư trẻ - thế hệ tương lai của nền kiến ‎trúc Việt Nam?

Tôi đã dạy qua bao nhiêu thế hệ kiến trúc sư nhưng sau bao năm gặp lại thì chỉ còn số ít bạn làm đúng nghề mình chọn, còn lại thường chuyển qua lĩnh vực khác. Có một câu văn của tác giả người Nhật Kaneko Ikeda đã gây ấn tượng mạnh và luôn làm tôi nhớ tới: "Điều quan trọng hơn chiến thắng là không bị đánh bại". 

Vì vậy, tôi muốn nói với các bạn kiến trúc sư trẻ nói riêng, cũng như các bạn trẻ trong mọi lĩnh vực nói chung : phải giữ được đam mê, luôn học hỏi, không sợ hãi trước những điều mình chưa biết, sẵn sàn tiếp thu nhận xét của người khác dù có tiêu cực hay không, phải luôn giữ sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và hãy kiên trì theo con đường mình đã chọn dù có khó khăn cũng là những trãi nghiệm quý giá cho hành trình tiếp theo.